Home Tin Tức Hải sản tươi sống – Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu

Hải sản tươi sống – Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu

by haisantuoi

Trung Quốc thu mua tôm tạp chất: Nghi có phá hoại kinh tế từ nước ngoài

bomhoachat

Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, Tôm được chích tạp chất theo yêu cầu của khách hàng Trung Quốc rồi sau đó cũng là Trung Quốc thu muatôm tạp chất từ Việt Nam để chế biến xuất khẩu sang nước thứ ba.
Hàng loạt cảnh báo hết sức đáng lưu ý liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm đã được các đại biểu lên tiếng tại hội nghị góp ý cho đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất.
“Lời như buôn ma túy”
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện nay tình trạng bơm tạp chất chủ yếu là chất agar (bột rau câu) nhằm tăng trọng lượng tôm đang diễn ra tràn lan.
Theo ông Quang, trước đây nạn bơm tạp chất chỉ diễn ra nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nhưng giờ đây đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới TP.HCM, Bình Thuận và tận một số tỉnh ngoài miền Bắc. Thậm chí có những nhà máy chế biến cá ở trong khu công nghiệp nay chuyển sang chế biến tôm, họ đầu tư hẳn dây chuyền hiện đại để bơm tôm tạp chất.
Theo ông Quang, hiện nay đa phần người nuôi, cơ sở chế biến nước ta bơm tạp chất theo yêu cầu của chính thương lái Trung Quốc. Tôm chứa tạp chất hiện xuất lọt được sang Trung Quốc nhiều nhất, một số sang các thị trường khác nhờ lượng tạp chất bơm vào thấp hơn khoảng 5%-10%.
“Siêu lợi nhuận trong sự vụ này như buôn ma túy vậy. Tôm bơm tạp chất sẽ tăng trọng lượng 15%-20%, mỗi ký tôm bơm tạp chất họ lãi 80.000-85.000 đồng. Khổ nhất là nó làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm xấu hình ảnh tôm Việt Nam” – ông cho hay.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (Tổng cục An ninh 2), cho biết trong quá trình ngăn chặn, xử lý tình trạng trên đã có nhiều trường hợp đe dọa cán bộ làm công tác kiểm tra tạp chất. Đối tượng còn manh động dùng hung khí để chống đối. Thậm chí các cơ sở bơm tôm tạp chất còn thuê người đóng giả xe ôm canh gác ngay trụ sở cơ quan chức năng tại địa phương.
Theo tướng Thế, hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng (theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 1999). Tuy nhiên, đến nay chưa có đối tượng nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính.
Để có hướng xử lý hình sự hành vi này, tới đây Bộ Công an sẽ chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 162 đối với hành vi trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, xuất hiện yếu tố nghi ngờ phá hoại kinh tế từ nước ngoài thông qua hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tình hình cho thấy nhiều nhà máy trực tiếp tiến hành bơm chích tạp chất theo yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc.
Khi mặt hàng này về nước, chế biến, xuất khẩu sang nước thứ ba, nếu bị phát hiện tạp chất, họ sẽ công bố rộng rãi với đối tác do mua tôm tạp chất từ Việt Nam.
Điều này không chỉ làm ảnh hưởng uy tín hàng hóa Việt Nam mà còn phá hoại chính sách ngăn chặn giảm thiểu tình trạng này trong những năm qua của cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết đây là thông tin có cơ sở, xuất phát từ cách thức giao thương đặc thù của thương lái Trung Quốc.
Nhiều trường hợp gây thiệt hại cho người dân, làm mất an ninh kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp như hoạt động ồ ạt thu mua tôm nguyên liệu cuối năm 2013 khiến doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Hay như gần đây là việc thu mua lá khoai lang, rễ tiêu…
Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho rằng thực trạng bơm tạp chất vào tôm tràn lan vì cơ chế xử lý chưa đảm bảo tính răn đe. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng này, ông Lân đề nghị cần tăng mức xử phạt hành chính lên cao và hướng truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng đối với hành vi này là chính xác…
Cách nhận biết tôm bơm tạp chất
Loại tôm bơm tạp chất này nhìn bằng mắt sẽ thấy bóng mướt, nặng cân, màu sắc tươi nguyên như lúc vừa đánh bắt, chỉ khác là toàn thân căng phồng, cảm giác béo nứt vỏ. Chỉ khi người tiêu dùng mua về chế biến mới phát hiện do tôm bị teo lại, chảy hết nước và hỗn hợp chất phụ gia. Loại này thịt thường bở hoặc rữa, không chắc, ăn nhạt hơn so với bình thường. Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi.

Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu: Sao lại tự chặt chân mình?

Theo Hà Văn Thịnh – Một Thế Giới – 21 Dec 2014
Nạn ‘hổng giống ai’ của xứ ta bây giờ nhiều hơn cả nấm mọc sau mưa. Mới nhất là chuyện nạn bơm tạp chất vào tôm rồi xuất khẩu ra nước ngoài, lợi nhuận bất chính thu được ngang ngửa với buôn… ma túy
Điều trớ trêu khó tin đến mức nghe như thể chuyện bịa là chính khách hàng… yêu cầu, “nhờ” ta bơm tạp chất vào tôm rồi cũng chính họ mua về để chế biến mà doanh nghiệp ta vẫn cứ thản nhiên làm, như chưa hề biết đến mấy chữ thắc mắc, băn khoăn; thậm chí đầu tư cả dây chuyền hiện đại để bơm cho nhanh, cho nhiều?
Từ xưa đến nay chưa nghe thấy việc cả một hệ thống làm giả được quốc tế hóa ghê gớm như thế mà vẫn cứ tồn tại, ‘liên tục phát triển’, bất chấp mọi hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.
Tại sao không nghĩ rằng tiếp tay cho nước người gian dối, thiệt hại trước hết là chính mình? Hàng tỷ đô la thu được từ xuất khẩu thủy – hải sản của ta có nguy cơ sụp đổ nếu khách hàng phát hiện cái gọi là công nghiệp bơm tạp chất có nhãn hiệu… made in VN.
Kinh doanh như thế chẳng khác gì tự chặt chân chính mình. Cha ông dạy “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Ai cũng có quyền nghi vấn rằng con tôm mới là con đã bị lộ, còn những “bạn bè” chưa bị lộ của nó là những con gì, ai còn dám mua chứ chưa nói chuyện mở thị trường mới, thành công trong cạnh tranh thương hiệu.
Làm giả, làm dối thực phẩm bất chấp độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lâu nay là vấn nạn trầm trọng nhưng dường như các cơ quan chức năng vẫn coi đó là “tính ổn định của tội phạm”? Cụm từ tội phạm ổn định nghe đâu là phát ngôn chính thức của một quan chức. Nghe xong chỉ còn biết lắc đầu bởi có ai lại tự hào, tự tấm tắc với tình trạng “tội phạm ổn định” bao giờ.
Có những câu hỏi khó như ăn… tỏi nhưng doanh nghiệp của ta không chịu biết, không chịu nghe. Tại sao không thể tự hỏi rằng việc làm giả, làm nhái thì Trung Quốc luôn được coi là đạt đến trình độ phi thường về “nghệ thuật dối trá”, đạt đến mức “cường quốc” về quy mô, mức độ; vậy, sao họ lại nhờ ta làm? Sao không hiểu rằng khi con tôm đó, quy trình chế biến tai họa ấy, nếu bị trừng phạt, doanh nghiệp nước ta sẽ phải lãnh hết, lãnh đủ?
Chuyện cái ăn bao giờ cũng là chuyện được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, mạng sống của người tiêu dùng, vì thế, đưa chất độc hại vào thực phẩm không thể coi là chuyện nhỏ, không thể cứ mãi loay hoay, lúng túng nghĩ ra cách để … trừng phạt.
Báo chí cho biết, quy mô bơm tạp chất cho con tôm đã lan rộng khắp Nam Bộ, “phát triển” ra Bắc mà vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự, mặc dù điều 162 Luật Hình sự đã quy định rõ ràng?
Đây còn là vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh, điều tối kỵ của cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Cách vi phạm và cách coi vi phạm trầm trọng đó là chuyện nhỏ phản ánh một sự thật ê chề: Lẽ nào sự vô cảm, vô trách nhiệm, phi đạo đức đã trở thành chuyện… bình thường?
Chẳng lẽ một số doanh nghiệp bất chính của ta muốn “phát huy truyền thống” của con tôm là kéo lùi sự phát triển và làm ô danh cả một nền kinh tế?
Hãy nhớ rằng, nếu không chấm dứt, là đang tự chặt chân của chính mình và chặt luôn chân của hàng loạt ngành xuất khẩu thực phẩm khác…!

You may also like